Điều kiện kinh doanh quán Karaoke
Mở quán karaoke cần đáp ứng những điều kiện gì?
– Để kinh doanh ngành nghề Karaoke thì phải đáp ứng đầy đủ các loại giấy phép sau:
– Giấy phép kinh doanh karaoke.
– Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
– Giấy phép kinh doanh rượu (Nếu bạn kinh doanh rượu trong của hàng Karaoke )
– Giấy phép kinh doanh thuốc lá (Nếu bạn kinh doanh thuốc lá trong của hàng Karaoke )
– Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (Nếu bạn kinh doanh đồ ăn trong của hàng Karaoke)
-Ngoài ra, bạn còn cần đáp ưng các yêu cầu sau:
Điều kiện kinh doanh karaoke và trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke được quy định cụ thể tại Điều 30 và Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ, Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh karaoke:
– Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
– Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu; bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;
– Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Khoảng cách từ 200m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau;
– Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke;
– Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng;
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke và phải được cấp giấy phép
-Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke cũng được quy định cụ thể tại Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 nêu trên. Theo đó, khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân theo các quy định sau đây:
– Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.
– Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
– Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.
– Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.
– Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định.
– Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
– Không được hoạt động sau 12h đêm đến 8h sáng.
Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh nhưng phải thực hiện quy định khác.
Trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; về địa điểm kinh doanh, phòng hát, âm thanh, áng sáng, tiếng ồn và có cam kết về trật tự an ninh và được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ dân liền kề, người đề nghị đăng ký kinh doanh cơ sở karaoke gửi hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh lên Sở Văn hóa, thể thao và du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân công cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
-Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý.
– Ý kiến bằng văn bản của các hộ liền kề.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự:
– Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
+ Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.
Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
+ Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
+ Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnvề an ninh, trậttự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
– Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh.
– Cơ sở kinh doanh karaoke phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Cơ sở kinh doanh chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp
– Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
Quy định về phòng cháy chữa cháy
Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
Thiết kế bậc chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Đường giao thông và khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy giữa cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke với các công trình khác được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (sau đây viết gọn là QCVN 06: /BXD); trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm công trình công cộng. Trường hợp cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn hoặc bằng 150 phút.
Kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD.
Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:
– Diện tích cho phép lớn nhất của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được xác định như nhóm công trình công cộng theo quy định tại QCVN 06: /BXD;
– Chiều cao cho phép của công trình phụ thuộc vào bậc chịu lửa của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD, nhưng không vượt quá 50 m;
– Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng tập trung đông người được thiết kế bằng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó cháy;
– Việc bố trí công năng và bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư trong công trình bảo đảm khả năng ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các tòa nhà;
– Các bộ phận ngăn cháy của công trình như tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy được làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa theo quy định tại QCVN 06: /BXD.
Hệ thống âm thanh, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Lối thoát nạn của công trình bảo đảm theo quy định tại QCVN 06: /BXD; trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm nhà F2.1.
Khi thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định tại QCVN 17: /BXD – Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín cả nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công.
Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn bảo đảm theo quy định tại TCVN 3890: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (sau đây viết gọn là TCVN 3890:).
Hệ thống hút khói, điều áp, thông gió bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06: /BXD và TCVN 5687: Thông gió điều hòa không khí – tiêu chuẩn thiết kế.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
Thực hiện các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy có liên quan và phù hợp với quy mô tính chất hoạt động của từng cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.